Trong hoạt động kinh doanh, chuỗi giá trị đóng vào trò đáng kể vào sự phát triển chung bên cạnh chuỗi cung ứng.

1.    Tìm hiểu chuỗi giá trị là gì?

Chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động gắn liền với quy trình từ việc tiếp nhận nguyên liệu đầu vào, gia công sản xuất thành phẩm, lưu trữ, đóng gói và hoạt động đầu ra.

Khái niệm chuỗi giá trị phân tách các hoạt động hữu ích tránh khỏi các hoạt động lãng phí. Tập trung vào các hoạt động tạo ra giá trị có thể mang lại cho công ty nhiều lợi thế.

2.    Đặc điểm chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị là mắt xích liên kết các hoạt động của một tổ chức kinh doanh tránh trường hợp kinh doanh bị gián đoạn. Chuỗi giá trị không phải là mô hình lý thuyết suông, đầy là chuỗi giá trị phân tích có ý nghĩa chiến lược:

·      Chẩn đoán các điểm không hiệu quả

·      Dự đoán trước những rào cản

·      Thiết lập phương án gắn kết

·      Hỗ trợ các quyết định các hoạt động kinh doanh

·      Tối ưu hóa hoạt động phát triển sản phẩm mới

·      Có khả năng tạo ra lợi thế

·      Tối ưu hóa doanh thu, giảm thiểu chi phí

Qua đó, doanh nghiệp chủ động tổng hợp các thông tin hỗ trợ ra quyết định phù hợp cho từng thời điểm kinh doanh.

>>> Sự khác biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng: https://eurorack.vn/vn/chuoi-gia-tri-la-gi.html

3.    Các hoạt động chính trong chuỗi giá trị

Có 5 hạng mục chính trong chuỗi giá trị:

  • Hoạt động tiếp nhận: Cung cấp nhận nguyên liệu để gia tăng giá trị bằng cách chế biến. Nghiệp vụ liên quan mật thiết đến nhập và tiếp nhận nguyên liệu đầu vào.
  • Hoạt động vận hành: Là tất cả các quy trình trong quá trình sản xuất liên quan đến việc biến những nguyên liệu đầu vào trở thành thành phẩm hoàn thiện phục vụ mục đích thương mại hoặc kinh doanh.
  • Hoạt động hậu cận: Liên quan đến việc phân phối đến các điểm bán hàng.
  • Hoạt động tiếp thị: Liên quan các nghiệp vụ xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm. Làm thế nào để hàng hóa tiếp cận gần hơn đến đối tượng người nhận.
  • Hoạt động hậu mãi: Liên quan đến việc duy trì chức năng của sản phẩm, củng cố mối quan hệ với khách hàng.

Ngoài 5 hoạt động then chốt nêu trên, chuỗi giá trị còn là tập hợp của nhiều hạng mục phụ khác như:

  • Thu mua: Dự đoán, tìm kiếm nguyên liệu đầu vào.
  • Quản lý con người: Liên quan đến tuyển dụng, xây dựng cơ cấu tổ chức.
  • Vận hành & Quản lý cơ sở vật chất: Ứng dụng công nghệ vào sản xuất; Nghiên cứu và phát hiện các công nghệ mới; Phát triển cơ sở hạ tầng.

4. Cách phân tích chuỗi giá trị hiệu quả

1. Xác định các hoạt động trong chuỗi giá trị

Bước đầu tiên khi tiến hành phân tích chuỗi giá trị là hiểu tất cả các hoạt động chính và phụ để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Trường hợp, doanh nghiệp của bạn kinh doanh nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ, hoạt động phân tích phải được thực hiện trên từng sản phẩm hoặc dịch vụ.

2. Xác định chi phí và giá trị của các hoạt động

Khi các hoạt động chính và phụ đã được xác định, bước tiếp theo là xác định giá trị trên mỗi hoạt động cùng với các phí liên quan.

Để hạch toán chi phí phù hợp, bạn cần làm rő những vấn đề sau:

Hoạt động tạo ra giá trị như thế nào?

Cần bao nhiêu chi phí để gia tăng giá trị cho sản phẩm/dịch vụ?

Tùy thuộc vào tình huống của bạn, bạn có thể thấy rằng giảm chi phí là một cách dễ dàng để cải thiện giá trị mà mỗi giao dịch mang lại.

3. Xác định các cơ hội cho lợi thế cạnh tranh

Khi bạn hiểu chi phí và giá trị liên quan đến từng bước, hãy xác định cơ hội cho lợi thế cạnh tranh mà bạn đang cố gắng đạt được.

Nếu hạng mục của bạn chú trọng đến chi phí, bạn có thể xem xét các yếu tố cắt giảm chi phí trên từng hạng mục ở mức phù hợp.

Tương tự, nếu mục tiêu chính của bạn là đạt được sự khác biệt của sản phẩm, những hoạt động nào trong chuỗi giá trị sẽ mang lại cơ hội tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó?

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rő hơn về chuỗi giá trị và ứng dụng hiệu quả vào các hoạt động chính trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp bạn