Chuỗi cung ứng là gì? Tại sao nói quản lý chuỗi cung ứng là nghiệp vụ tốn nhiều thời gian, công sức lẫn chi phí nhất hiện nay? Đặc biệt là đối với nhóm hàng "nhạy cảm"
Bài đăng dưới đây chúng ta sẽ tập trung phân tích chủ đề về quản trị chuỗi cung ứng trong ngành hàng thực phẩm.
Đặc tính ngành hàng cũng sẽ tác động việc triển khai các chiến lược. Riêng chuỗi cung ứng hàng thực phẩm trải qua 5 giai đoạn chính
· Tìm kiếm nguyên liệu đầu vào
· Sản xuất
· Chế biến
· Lưu trữ
· Phân phối
Lưu ý: Vì thuộc nhóm hàng mang tính cấp thiết nên hoạt động phân phối của ngành hàng này diễn ra ở hai kênh: phân phối bán sỉ và phân phối bán lẻ. Tương ứng mỗi kênh, ràng buộc và cách thực thi khác nhau.
Sau đây là 7 vấn đề thường xuyên xảy ra trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Tập trung cải thiện những hạng mục này, bạn tiết kiệm đáng kể nguồn lực lẫn chi phí:
1. Đầu vào không rő nguồn gốc xuất xứ
Doanh nghiệp thực phẩm sẽ không thể duy trì chất lượng sản phẩm nếu nguồn nguyên liệu kém chất lượng.
Để quản lý các vấn đề an toàn thực phẩm trong chuỗi cung ứng, nghiệp vụ truy xuất xuất xứ vô cùng quan trọng
Chúng không chỉ đảm bảo nguồn hàng chất lượng còn tạo cam kết niềm tin bền vững nơi khách hàng. Qua đó, củng cố tính toàn vẹn của thương hiệu và sự trung thành của khách hàng. Điều gì xảy ra nếu niềm tin nơi khách hàng dành cho thương hiệu bị suy giảm?
2. Đứt gãy nguồn cung nguyên liệu đầu vào
Ở diễn biến khác, chuỗi cung ứng vật tư liên tục bị đe dọa nếu mối quan hệ hợp tác giữa các đối tác không nhận được quan tâm sâu sắc. Đứt gãy nguồn cung nguyên vật liệu gây ra thiếu hụt, đe dọa nghiêm trọng đến các chuỗi hoạt động sau đó.
Bạn thấy đấy, giao tiếp trong chuỗi cung ứng cực kỳ quan trọng, đặc biệt là mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và nhóm đối tác của mình.
3. Sản xuất không có cơ sở
Quyết định về chiến lược sản xuất cần tập trung vào những gì thị trường mong muốn. Hơn nữa, những quyết định về chiến lược sản xuất phải tập trung vào năng lực chuyên môn, tính cấp thiết đối với nhu cầu thị trường.
Chính tính chất hạn sử dụng ngắn hạn của ngành hàng thực phẩm đặt ra yêu cầu khắt khe trong việc chuyển giao sản phẩm từ người bán đến người mua. Theo đó, tiêu chí nhanh an toàn và hiệu quả chính là những gì được thể hiện cách thực vận chuyển lý tưởng.
4. Bảo quản kém an toàn
Thách thức lớn không chỉ riêng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng hàng thực phẩm ngày nay, đó là khâu bảo quản chất lượng
Bài toán nan giải đặt ra cho những thực trạng:
· Eo hẹp trong không gian lưu trữ
· Rủi ro trong thời gian lưu kho
· Chậm trễ trong vận chuyển
Có thể thấy, phần lớn nguyên nhân đến từ sự thiếu hụt, yếu kém về thiết bị lưu trữ chuyên nghiệp.
Giải pháp đảm bảo chất lượng của chuỗi cung ứng thực phẩm là trang bị không gian lưu trữ hoàn chỉnh. Không chỉ đáp ứng chỉ tiêu về mật độ lưu trữ còn tuân thủ đầy đủ yêu cầu an toàn một cách nghiêm ngặt nhất.
Ở khía cạnh khác, ngân sách dự kiến cho hoạt động này là không hề rẻ. Chúng tôi gợi ý đến bạn hệ thống lưu trữ thương hiệu Eurorack. Tập hợp các thiết kế giá đỡ hàng tối ưu hiệu quả về mặt không gian, giúp bạn gia cố mật độ lưu trữ lý tưởng.
Xem thêm: Chuỗi giá trị là gì? Sự khác biệt giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng
5. Lơ là trong nghiệp vụ kiểm kê hàng tồn kho
Vấn nạn nhức nhối khi tồn kho hàng thực phẩm xảy ra tình trạng hư hỏng không kiểm soát, thất thoát về số lượng hàng lưu kho…
Mặt khác, tồn kho quá nhiều dễ hư hỏng và gây ra tình trạng lãng phí và chi phí kho bãi. Tồn kho quá ít gây ra cháy hàng, ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Trong khi mọi doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng hàng đều không muốn và không thể để xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng.
Chính tồn kho nắm giữ phần lớn tài sản của doanh nghiệp. Đây còn là chìa khóa mở ra quy trình cung ứng ổn định. Tồn kho hiệu quả thôi là chưa đủ, hãy chú trọng đến nghiệp vụ kiểm kê hàng tồn kho.
Tìm hiểu Cách giảm tồn kho không làm “gãy” chuỗi cung ứng: https://eurorack.vn/vn/cach-giam-ton-kho.html
6. Sai phạm trong đóng gói
Việc đóng gói chiếm vai trò quan trọng. Đóng gói sai quy cách đe dọa trực tiếp đến chất lượng nguồn hàng. Chưa kể, gây ra vô số cản trở cho hoạt động vận chuyển.
Doanh nghiệp cần phải chọn đúng loại vật liệu của quy trình đóng gói để thiết lập nên phương án bảo quản tốt nhất.
7. Chi phí leo thang
Chi phí là gánh nặng của mọi hoạt động kinh doanh. Trong chuỗi cung ứng, yêu cầu cắt giảm chi phí trở nên khó nhằn hơn bao giờ hết. Bởi chúng chịu ảnh hưởng từ nhiều khía cạnh khác nhau.
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động, mọi sự gia tăng chi phí một cách bất thường đều phải được xem xét cụ thể.
Tìm hiểu những vấn đề thường xuyên xảy ra và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động chuỗi cung ứng, doanh nghiệp tập trung vào cải thiện các hoạt động khác.