Lãng phí tồn kho có thể tiêu hao nguồn lực cùng chi phí lớn của doanh nghiệp. Điều quan trọng là phải tối ưu hóa nghiệp vụ kiểm soát hàng tồn kho. Yếu tố quan trọng cho sự phát triển lâu dài. Bài đăng dưới đây sẽ tập trung làm rő những lợi ích mà quản trị hàng tồn kho mang lại. Liệt kê những thách thức doanh nghiệp thường phải đối mặt khi kiểm kê tồn kho. Qua đó, gián tiếp giúp bạn xây dựng phương án quản trị kho hàng hiệu quả hơn.

Tầm quan trọng của hoạt động quản trị hàng tồn kho

  1. Tiết kiệm chi phí

Trữ tồn kho có nhiều khoảng phí liên quan: chi phí dự trữ, chi phí nhân công, chi phí thiết bị… Lưu trữ hàng tồn kho hiệu quả giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả những khoản phí này.

Hiểu được xu hướng thị trường giúp bạn đầu tư đúng hàng tồn kho vào đúng thời điểm thích hợp. Thực hành này giúp tiết kiệm tiền cũng như duy trì dòng tiền cho tổ chức. Nó cũng cho phép bạn giữ ít hàng có sẵn hiệu quả hơn ở mỗi địa điểm.

  1. Tránh tình trạng hết hàng

Kho hàng an toàn khi và chỉ khi luôn có sẵn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng . Mức tồn kho phải được tính toán kỹ lưỡng tránh trường hợp dư thừa quá mức. Trái lại, tồn kho phải đảm bỏa yêu cầu đáp ứng nhanh nhất nhu cầu thị trường tránh tình trạng hết hàng.

  1. Làm hài lòng khách hàng

Kiểm soát hàng tồn kho đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà không cần chờ đợi.

  1. Cải thiện Dòng tiền

Quản lý hàng tồn kho cho phép bạn chi tiền cho số lượng hàng bán được. Là bước đệm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi lợi nhuận.

Tuy nhiên, với một số lợi ích, cũng có những thách thức liên quan đến quản lý hàng tồn kho.

Những thách thức thường gặp trong quản lý hàng tồn kho

Quản trị hàng tồn kho là tập hợp của nhiều hạng mục phức tạp. Mọi sai phạm dù là nhỏ nhất vẫn khiến doanh nghiệp đối mặt với nhiều thách thức. Đặc biệt là nguy cơ không bán được hàng.

Dưới đây là những thách thức nhà quản lý kho hàng thường gặp:

  1. Điều kiện kho hàng không đảm bảo

Nhà kho chính xác là nơi hàng tồn kho được bảo quản và di chuyển tốt. Từng ngành hàng với tính chất cụ thể đòi hỏi điều kiện bảo quản khác nhau. Căn cứ trên đó, doanh nghiệp xây dựng phương án bảo đảm về cách bố trí mật độ lưu trữ, không gian lối đi, nhiệt độ, cách thức xuất hàng nhập hàng…

  1. Cơ sở vật chất lỗi thời

Cơ sở vật chất lỗi thời của hệ thống quản lý kho có thể dẫn đến tình trạng chất lượng sản phẩm bị giảm sút. Hệ thống vận hành cũ kỹ chịu lực kém trước các va chạm khi xe nâng tham gia hoạt động bốc dỡ làm gia tăng nguy cơ hỏng hóc, thiệt hại đáng kể đến doanh nghiệp.

  1. Tồn kho không tương thích nhu cầu thị trường

Có những thách thức khác như không có đủ hàng tồn kho để đáp ứng các đơn đặt hàng. Ngoài ra, thách thức lớn nhất là không hiểu những vật phẩm cần có trong kho.

Theo dői xu hướng thị trường, doanh nghiệp có cơ sở thiết lập phương án tồn kho hiệu quả. Trong trường hợp, nhu cầu và thị hiếu khách hàng thay đổi. Doanh nghiệp cần nhanh chóng xây dựng phương án dự trữ mới, tránh việc “đi theo lối mòn”.

Đó chính là lý do vì sao đây được xem là một thách thức đối với việc quản lý hàng tồn kho.

  1. Sai phạm trong kiểm soát tồn kho

Chủ đề về kiểm soát hàng tồn kho đã được chúng ta bàn luận nhiều. Nhưng lưu ý quan trọng đó là việc kiểm soát chặt chẽ hiệu quả kinh doanh.

Xem thêm: Các phương pháp kiểm soát hàng tồn kho

Bạn biết đấy, sự thành công của doanh nghiệp trong hoạt động cung ứng phụ thuộc cách bạn mua, lưu trữ và phân phối hàng hóa của mình một cách tốt nhất, đáp ứng nhu cầu thị trường một cách nhanh nhất. Vậy nếu sai số xảy ra trong quá trình kiểm kê hàng tồn kho, phải chăng đấy là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến kế hoạch tồn kho kém hiệu quả?

Mọi khía cạnh của kho phải được theo dői và cập nhật thường xuyên.