Szolgáltató adatai Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Những thách thức khiến vận tải đường biển “gặp khó”

Kinh tế thị trường mở cửa, nhu cầu sử dụng vận tải biển tăng cao. Vận tải đường biển trở thành một trong những phương thức vận chuyển phổ biến trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn đó vô số thách thức đối với hoạt động vận tải bằng phương thức này.

Vận tải biển đem lại những lợi thế gì?

Trở thành một trong những hình thức vận tải được ứng dụng rộng rãi, điều đó đòi hỏi phương thức vận tải biển phải đem đến cho doanh nghiệp giá trị lợi ích nhất định.

·      Quy mô vận tải thường lớn

·      Có thể vận chuyển được tất cả các loại hàng hóa

·      Có thể vận chuyển hàng hóa dài ngày

·      Chi phí cho hoạt động vận tải bằng đường biển thấp

·      Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đường biển

Triển khai quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển thích hợp cho những khu vực có vùng biển liền kề. So với các hình thức khác, hình thức này giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí hơn.

Những thách thức trong vận tải đường biển

1.    Thời gian vận chuyển dài

Quá trình vận tải không thể di chuyển với tốc độ nhanh do đó cần lưu ý với số ngành hàng đặc thù có hạn sử dụng ngắn. Đứng trước khó khăn này, trang bị kho lạnh cho container là phương án tốt nhất. Chi phí cũng vì thế gia tăng.

2.    Lộ trình di chuyển trắc trở

Lộ trình vận tải hàng hóa bằng đường biển khá trắc trở so với các phương thức khác. Khi hàng hóa liên tục phải đối mặt cơn sóng lớn. Do đó, cần lưu ý cách phân loại, sắp xếp hàng hóa tránh hiện tượng hàng nhấp nhô đổ nhào bên trong phương tiện chuyên chở ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

3.    Chất lượng phương tiện chuyên chở lạc hậu

Chất lượng tàu biển ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả vận chuyển hàng hóa. Trường hợp tàu đã xuống cấp hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng rủi ro động cơ xảy ra sự cố, hư hỏng trong quá trình di chuyển là rất lớn.

Tìm hiểu thêm 7 nhân tố tác động đến chi phí Logistics: https://eurorack.vn/vn/chi-phi-logistics.html

4.    Thách thức về điều kiện thời tiết

Nếu không dự đoán chính xác điều kiện thời tiết có thể gây nguy hiểm cho hoạt động chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu. Ở khía cạnh khác, điều kiện thời tiết không thuận lợi chính là nguyên nhân làm gián đoạn hoạt động giao nhận, trì hoãn thời gian hoàn thành giao - nhận.

Do đó, quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cần tìm hiểu thông tin dự báo thời tiết để có kế hoạch vận chuyển phù hợp

5.    Nguồn nhân lực đòi hỏi trình độ chuyên môn cao

Trên thực tế, nhu cầu tuyển dụng thuyền trưởng, thuyền viên trong lĩnh vực giao nhận xuất nhập khẩu rất cao. Tuy nhiên, lượng lao động để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng trên lại khá thấp.

Trên đây là 5 thách thức thường gặp nhất đối với hoạt động vận tải bằng đường biển. Dù chịu nhiều tác động, ngành vận tải đường biển gặp khó. Nhưng đây vẫn là một trong hoạt động vận tải tiềm năng nhất là sau khi giao thương giữa các quốc gia dần được hồi sinh sau Đại dịch Covid 19.

Tovább

Tìm hiểu về điều kiện giao hàng CIF trong xuất nhập

CIF là viết tắt của cụm từ Cost, Insurance and Freight là điều kiện giao hàng trong điều khoản Incoterms 2020. Điều kiện giao hàng CIF được ứng dụng rất rộng rãi và phổ biến hiện nay. Để tìm hiểu thêm về điều khoản này, bạn cùng Eurorack tham khảo bài viết dưới đây nhé!

CIF là gì?

CIF là viết tắt của Cost, Insurance và Freight. CIF là điều khoản giao hàng quy ước người bán được yêu cầu giao hàng trên tàu. Theo đó, người bán chịu trách nhiệm đối với hợp đồng của người vận chuyển và cũng như thanh toán tất cả các chi phí vận chuyển trước, bảo hiểm và giao hàng đến cảng đến đã định.

Quy tắc này chỉ được sử dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa.

Xem thêm: DDP là gì? Trách nhiệm của người bán và người mua trong DDP

CIF Incoterm hoạt động như thế nào?

CIF Incoterm tổ chức việc vận chuyển hàng hóa, chuyển giao quyền và nghĩa vụ giữa bên bán và bên mua tại điểm đến đã định. Vì chỉ áp dụng trên phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội bộ nên điểm đến này phải là điểm đến có thể tiếp cận được bằng đường thủy và không được bao gồm điểm đến bị khóa trên đất liền.

Điều kiện giao hàng CIF Incoterm mang lại những hiệu quả tích cực cho hoạt động thương mại quốc tế. Những nguyên tắc hoạt động trên sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện đàm phán và xúc tiến hoạt động buôn bán "vượt" ranh giới quốc gia một cách thuận tiện nhất, tránh những tranh chấp về sau.

Nghĩa vụ của người bán trong điều kiện giao hàng CIF

·      Thực hiện các thủ tục thông quan xuất khẩu

·      Ký kết hợp đồng vận chuyển có liên quan

·      Kiểm soát số lượng, chất lượng hàng hóa

·      Thuê tàu, Thanh toán cho việc vận chuyển hàng hóa từ cảng xuất khẩu đến điểm xác định

·      Đóng gói đúng cách

·      Xử lý bất kỳ hoặc tất cả các giấy phép liên quan đến hàng hóa

·      Thanh toán chi phí bốc dỡ hàng hóa lên xuống tàu

Điều quan trọng là phải hiểu rằng trong giao dịch CIF, “rủi ro” chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa đưa lên tàu thực hiện. Trong khi, chi phí đến điểm đến đã nêu vẫn sẽ do người bán gánh vác.

Nghĩa vụ của người mua trong điều kiện giao hàng CIF

·      Bảo hiểm rủi ro đối với hàng hóa kể từ khi người bán giao hàng lên tàu

·      Xử lý tất cả các giấy phép nhập khẩu, hạn ngạch liên quan đến hàng hóa nhập khẩu

·      Xử lý thủ tục hải quan, các thủ tục liên quan nhập khẩu

Khi đồng ý về Incoterm CIF, thỏa thuận giữa người bán và người mua thường kết thúc tại một cảng biển ở quốc gia đến hoặc một cảng trung chuyển tại một quốc gia nhất định.

Nếu bạn đang xem xét hợp đồng với điều kiện giao hàng CIF, hãy liên hệ đến chuyên gia nhận hỗ trợ thông tin chi tiết nhất.

Tovább

Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành cơ khí chế tạo

Cơ khí chế tạo là ngành nghề hot nhất hiện nay. Hứa hẹn cơ hội việc làm với mức lương cực kỳ hậu hĩnh.

Cơ hội việc làm và thăng tiến của sinh viên ngành cơ khí chế tạo

Đúng như tên gọi, cơ khí chế tạo là ngành nghề liên quan trực tiếp đến thiết kế, vận hành hay bảo dưỡng, sửa chữa các loại máy móc, thiết bị trong nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau.

Ngành nghề mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn. Các kỹ sư cơ khí không ngừng nỗ lực, cải thiện dây chuyền sản xuất, giảm nhân lực thủ công, cắt giảm thời gian lao động.

Không chỉ tại thị trường Việt Nam, hiện nay ngành cơ khí chế tạo máy là một trong những ngành được đánh giá có tiềm năng rất cao. Với kiến thức chuyên môn vững vàng, thái độ làm việc chuyên nghiệp chắc chắn sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ tìm được công việc phù hợp với mức lương "khủng".

Song, muốn hội nhập và phát triển đỉnh cao yêu cầu đội ngũ nhân sự cần trang bị vốn Tiếng Anh giao tiếp tốt khi làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia hoặc thị trường lao động nước ngoài.

Môi trường làm việc của kỹ sư cơ khí

Nếu không có kỹ thuật cơ khí, chúng ta sẽ không có những thứ như động cơ, máy móc hay thậm chí là điều hòa không khí... Kỹ thuật cơ khí đóng một vai trò quan trọng trong các công nghiệp. Các kỹ sư cơ khí chế tạo không chỉ phát hiện ra nguyên nhân mà còn tìm ra hướng giải quyết tốt nhất trong trường hợp xảy ra sự cố.

Kỹ sư cơ khí nói chung làm việc trong các văn phòng, nhà máy, xưởng thi công lắp ráp sửa chữa. Hầu hết làm việc trong các dịch vụ kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển và sản xuất.

Điều kiện cần và đủ để theo đuổi ngành cơ khí chế tạo

Là ngành hot nhưng không phải ai cũng theo học và phát triển được. Do đó, ngành nghề này đòi hỏi sinh viên cần có:

Sở thích, đam mê: Bạn biết đấy, tính chất công việc khá vất vả, thường xuyên tiếp xúc và làm việc với máy móc. Nếu không có đủ đam mê rất khó rất khó để kiên trì trong học tập lẫn công việc.

Kiên trì và chăm chỉ: Khó khăn trong giai đoạn đầu tiếp cận cũng như một số trường hợp khi sự cố xảy ra dễ gây nản chí. Thiếu sự kiên trì bạn rất khó hoàn thành chương trình đào tạo cũng như hiệu quả cao khi làm việc.

Ham học hỏi: Công nghệ kỹ thuật trên thế giới không ngừng phát triển, trình độ sản xuất mới liên tục được cải tiến và áp dụng rộng rãi. Trong tâm thế chỉ áp dụng kiến thức, kinh nghiệm cũ sẽ rất khó để bạn tồn tại lâu dài trong nghề.

Sinh viên ngành cơ khí chế tạo máy cần trang bị những gì khi còn trên ghế nhà trường?

Vì là ngành nghề đặc thù nên sinh viên ngành cơ khí chế tạo cần trang bị nhiều kỹ năng lẫn kiến thức liên quan

·      Thiết kế, lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất

·      Thi công lắp đặt

·      Lập trình máy

·      Tham gia gia công sản phẩm

·      Kiểm tra định kỳ

·      Bảo dưỡng sửa chữa định kỳ

Ngoài những kỹ năng chuyên môn, sinh viên cần phải trang bị thêm cho mình nhiều kỹ năng như kỹ năng giải quyết vấn đề; lên kế hoạch hoạt động; khả năng tổ chức quản lý tốt đáp ứng mọi yêu cầu kế hoạch cần phải được hoàn thành theo bản thiết kế…

Xem thêm: Quản lý kho cần có kỹ năng gì? Lương của quản lý kho bao nhiêu?

Trên đây là những thông tin giới thiệu tổng quan nhất về ngành cơ khí chế tạo. Hy vọng chúng sẽ là nguồn kiến thức bổ ích dành cho bạn đọc!

Tovább

Quy trình nhập kho hoàn chỉnh gồm những công đoạn nào?

Một quy trình quản lý kho cơ bản là tập hợp của nhiều công đoạn khác nhau nhận hàng, bảo quản, lấy hàng, đóng gói và vận chuyển. Tối ưu hóa năm quy trình trên sẽ cho phép bạn hợp lý hóa hoạt động kho hàng của mình, giảm sai sót và chi phí phát sinh.

Vì sao doanh nghiệp cần quy trình quản lý kho hoàn chỉnh?

Việc xây dựng quy trình làm việc hoàn thiện mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Trong đó phải kể đến 2 lợi ích quan trọng nhất:

1.    Xử lý công việc nhanh hơn

Quy trình làm việc hoàn thiện giúp kiểm soát tốt hàng tồn kho. Qua đó, củng cố hiệu suất đóng gói, vận chuyển. Lúc này khi có yêu cầu bốc dỡ, hàng hóa nhanh chóng được tiếp cận nhanh nhất, chính xác nhất.

2.    Quản lý kho hiệu quả hơn

Hoạt động thao tác, vận hành trong kho thực hiện một cách dễ dàng hơn. Nhà quản lý chủ động kiểm soát lượng hàng hóa xuất nhập cùng tình trạng kho hàng. Ngăn chặn tình trạng thất thoát trong hoạt động quản trị hàng tồn kho.

3 Nguyên tắc bất di bất dịch trong quản lý kho hàng

Hiểu 3 nguyên tắc chung của quản lý kho hàng có thể giúp bạn tập trung nguồn lực tối đa hóa cách vận hành kho hàng:

1.    Kiểm soát toàn diện

Quản lý kho liên quan đến việc phối hợp các quy trình phức tạp liên quan đến nhiều bộ phận chuyển động. Theo đó, từng quy trình để đảm bảo hoạt động trơn tru yêu cầu không xảy ra bất kỳ vấn đề phát sinh.

2.    Tính linh hoạt

Tính linh hoạt đề cao khả năng thay đổi quy trình làm việc trong trường hợp gặp sự cố gián đoạn. Điều chỉnh quy trình làm việc để tối đa hóa hiệu quả, cho dù liên quan đến việc sắp xếp lại không gian nhà kho hay thay đổi các hoạt động liên quan.

3.    Cam kết thời gian hoàn thiện đơn hàng đúng hạn

Giao hàng đúng hẹn với chất lượng sản phẩm ưu việt là một trong những thước đo quan trọng nhất khi nói đến hiệu quả quản trị kho hàng. Muốn vậy, bạn cần có khả năng thực hiện đơn hàng một cách nhanh chóng và chính xác.

Xem thêm: Quản lý hàng tồn kho như thế nào mới hiệu quả?

Tìm hiểu quy trình nhập kho hoàn chỉnh

1.    Nhập kho

Đây là bước đầu tiên của chuỗi quy trình quản lý kho. Khi tiếp nhận được hàng cần phải xác minh thông tin thể hiện trên phiếu nhập kho theo yêu cầu “khớp” với dữ liệu thực tế. Thông tin yêu cầu cần được cập nhật chính xác về chủng loại, số lượng, kích thước.

2.    Lưu kho

Hàng hóa sau khi được nhập vào kho cần được sắp xếp sao cho khoa học và hợp lý nhất. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể không gian lưu trữ đồng thời kiểm soát tốt chất lượng nguồn hàng.

Để sắp xếp hàng hóa khoa học, doanh nghiệp nên tránh tình trạng lộn xộn gây chiếm dụng nhiều không gian trong khi hiệu quả lưu trữ lại không như mong đợi.

3.    Lấy hàng

Nghiệp vụ diễn ra ngay khi doanh nghiệp nhận được yêu cầu đơn đặt hàng. Bước này không chỉ đòi hỏi tốc độ thao tác nhanh, mà còn đặt ra yêu cầu cao về hiệu quả chính xác trong quá trình thao tác

Lấy hàng nhanh đóng góp quan trọng vào quá trình hoàn thiện đơn hàng. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi gia tăng trải nghiệm mua hàng đáng kể.

4.    Đóng gói

Lô hàng sau khi được truy xuất sẽ tiến hành đóng gói và lên phương án vận chuyển cho khách hàng. Khi thực hiện, công đoạn này đòi hỏi tính tỉ mỉ cao, thao tác chính xác không xảy ra tình trạng lỗi.

Quy trình đóng gói đảm bảo khi giảm thiểu hư hại cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Hơn nữa, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi để chất chồng hàng tiện lợi không gian trên các phương tiện chuyên chở

5.    Vận chuyển

Hoạt động quản lý kho đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giao hàng đúng hạn. Phần lớn trách nhiệm chịu tác động bởi quyết định thiết kế phương án vận chuyển, điều phối nhân sự, lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp để hoàn thành đơn hàng hiệu quả.

Ở bước này, doanh nghiệp đứng trước rủi ro lớn về việc hàng hóa bị hoàn trả lại. Vận chuyển ngược lúc này khiến doanh nghiệp chịu khoản bù đắp lớn. Mặt khác, hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Lợi ích của việc quản lý kho hàng tốt với chi phí thấp là định hướng vận hành chuỗi cung ứng chuyên nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, đây là quy trình quản lý tương đối phức tạp là một nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi quy trình thực hiện và giám sát nghiêm ngặt.

Trên đây là 5 quy trình hoàn chỉnh của chuỗi hoạt động quản lý hàng tồn kho, hy vọng chúng là nguồn thông tin bổ ích dành cho bạn đọc!

Tovább

Lợi ích của quản trị hàng tồn kho và Những thách thức thường gặp

Lãng phí tồn kho có thể tiêu hao nguồn lực cùng chi phí lớn của doanh nghiệp. Điều quan trọng là phải tối ưu hóa nghiệp vụ kiểm soát hàng tồn kho. Yếu tố quan trọng cho sự phát triển lâu dài. Bài đăng dưới đây sẽ tập trung làm rő những lợi ích mà quản trị hàng tồn kho mang lại. Liệt kê những thách thức doanh nghiệp thường phải đối mặt khi kiểm kê tồn kho. Qua đó, gián tiếp giúp bạn xây dựng phương án quản trị kho hàng hiệu quả hơn.

Tầm quan trọng của hoạt động quản trị hàng tồn kho

  1. Tiết kiệm chi phí

Trữ tồn kho có nhiều khoảng phí liên quan: chi phí dự trữ, chi phí nhân công, chi phí thiết bị… Lưu trữ hàng tồn kho hiệu quả giúp doanh nghiệp kiểm soát hiệu quả những khoản phí này.

Hiểu được xu hướng thị trường giúp bạn đầu tư đúng hàng tồn kho vào đúng thời điểm thích hợp. Thực hành này giúp tiết kiệm tiền cũng như duy trì dòng tiền cho tổ chức. Nó cũng cho phép bạn giữ ít hàng có sẵn hiệu quả hơn ở mỗi địa điểm.

  1. Tránh tình trạng hết hàng

Kho hàng an toàn khi và chỉ khi luôn có sẵn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng . Mức tồn kho phải được tính toán kỹ lưỡng tránh trường hợp dư thừa quá mức. Trái lại, tồn kho phải đảm bỏa yêu cầu đáp ứng nhanh nhất nhu cầu thị trường tránh tình trạng hết hàng.

  1. Làm hài lòng khách hàng

Kiểm soát hàng tồn kho đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà không cần chờ đợi.

  1. Cải thiện Dòng tiền

Quản lý hàng tồn kho cho phép bạn chi tiền cho số lượng hàng bán được. Là bước đệm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi lợi nhuận.

Tuy nhiên, với một số lợi ích, cũng có những thách thức liên quan đến quản lý hàng tồn kho.

Những thách thức thường gặp trong quản lý hàng tồn kho

Quản trị hàng tồn kho là tập hợp của nhiều hạng mục phức tạp. Mọi sai phạm dù là nhỏ nhất vẫn khiến doanh nghiệp đối mặt với nhiều thách thức. Đặc biệt là nguy cơ không bán được hàng.

Dưới đây là những thách thức nhà quản lý kho hàng thường gặp:

  1. Điều kiện kho hàng không đảm bảo

Nhà kho chính xác là nơi hàng tồn kho được bảo quản và di chuyển tốt. Từng ngành hàng với tính chất cụ thể đòi hỏi điều kiện bảo quản khác nhau. Căn cứ trên đó, doanh nghiệp xây dựng phương án bảo đảm về cách bố trí mật độ lưu trữ, không gian lối đi, nhiệt độ, cách thức xuất hàng nhập hàng…

  1. Cơ sở vật chất lỗi thời

Cơ sở vật chất lỗi thời của hệ thống quản lý kho có thể dẫn đến tình trạng chất lượng sản phẩm bị giảm sút. Hệ thống vận hành cũ kỹ chịu lực kém trước các va chạm khi xe nâng tham gia hoạt động bốc dỡ làm gia tăng nguy cơ hỏng hóc, thiệt hại đáng kể đến doanh nghiệp.

  1. Tồn kho không tương thích nhu cầu thị trường

Có những thách thức khác như không có đủ hàng tồn kho để đáp ứng các đơn đặt hàng. Ngoài ra, thách thức lớn nhất là không hiểu những vật phẩm cần có trong kho.

Theo dői xu hướng thị trường, doanh nghiệp có cơ sở thiết lập phương án tồn kho hiệu quả. Trong trường hợp, nhu cầu và thị hiếu khách hàng thay đổi. Doanh nghiệp cần nhanh chóng xây dựng phương án dự trữ mới, tránh việc “đi theo lối mòn”.

Đó chính là lý do vì sao đây được xem là một thách thức đối với việc quản lý hàng tồn kho.

  1. Sai phạm trong kiểm soát tồn kho

Chủ đề về kiểm soát hàng tồn kho đã được chúng ta bàn luận nhiều. Nhưng lưu ý quan trọng đó là việc kiểm soát chặt chẽ hiệu quả kinh doanh.

Xem thêm: Các phương pháp kiểm soát hàng tồn kho

Bạn biết đấy, sự thành công của doanh nghiệp trong hoạt động cung ứng phụ thuộc cách bạn mua, lưu trữ và phân phối hàng hóa của mình một cách tốt nhất, đáp ứng nhu cầu thị trường một cách nhanh nhất. Vậy nếu sai số xảy ra trong quá trình kiểm kê hàng tồn kho, phải chăng đấy là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến kế hoạch tồn kho kém hiệu quả?

Mọi khía cạnh của kho phải được theo dői và cập nhật thường xuyên.

Tovább

kienthuckhologistics

blogavatar

Tổng hợp những kiến thưc, kinh nghiệm hay, bổ ứng trong lĩnh vực Logistics

Utolsó kommentek