Impresszum Help Sales ÁSZF Panaszkezelés DSA

Slip Sheet là gì? TẠI SAO NÊN Slip Sheet THAY VÌ PALLET?

Ưu điểm giá thành rẻ, Slip Sheet là giải pháp thay thế lý tưởng cho pallet hay các vật liệu hỗ trợ vận chuyển hàng hóa khác. Liệu rằng Slip Sheet chỉ là phương án thay thế pallet lý tưởng? Hay chính bản thân nó sẽ trở thành xu hướng tất yếu trong tương lai. Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Slip Sheet là gì?

Nhiều người thắc mắc Slip Sheet là gì Tại sao phải sử dụng Slip Sheet thay vì pallet?

Thực chất, Slip Sheet là một tấm nhựa mỏng hoặc giấy ép kích thước gần bằng tiêu chuẩn chiều dài chiều rộng của pallet để hàng, hỗ trợ kê hàng khi vận chuyển. Nếu như việc sử dụng pallet khiến doanh nghiệp phải mất một khoản phí lớn, Slip Sheet giá rẻ sẽ là phương án thay thế tối ưu hơn.

Chúng có thể được thiết kế 1 gờ kéo, 2 gờ kéo, 3 gờ kéo hoặc 4 gờ kéo tùy vào yêu cầu an toàn lẫn đặc điểm ngành hàng của bạn.

Dưới đây là 3 mẫu Slip Sheet được ứng dụng phổ biến nhất:

·      Loại 1 dày 0.6mm tải nặng tối đa 500kg

·      Loại 2 dày 0.8mm tải nặng tối đa 1000kg

·      Loại 3 dày 1.1mm tải nặng tối đa 1400kg

Có 2 loại Slip Sheet ứng dụng phổ biến hiện nay

1.    Slip Sheet bằng giấy

Ship Sheet giấy được gia công chủ yếu từ giấy Kraft. Loại giấy nổi bật với đặc trưng chịu lực tốt, độ đàn hồi độ bền cao. Giấy Kraft được xử lý bằng công nghejej Kraft Liner ép thành một mảnh làm tăng độ bền kéo, đảm bảo sản phẩm không bị thấm nước.

Bề mặt có phủ lớp chống trượt đảm bảo tính ổn định khi đặt và di chuyển hàng hóa lên tấm trượt. Trong môi trường sử dụng có độ ẩm cao, Slip Sheet được phủ một lớp nhựa PE chống thấm nước cực tốt.

Với nhu cầu sử dụng phục vụ mục đích xuất khẩu một lần, Slip Sheet giấy là tùy chọn lý tưởng hơn cả. Trái lại, đứng trước nhu cầu tải hàng nặng, phục vụ mục đích chuyên chở hàng hóa nặng hơn, Slip Sheet bằng nhựa là phương án an toàn.

2.    Slip Sheet bằng nhựa

Slip Sheet nhựa tối ưu không gian chất hàng bên trong phương tiện chuyên chở mà vẫn đảm bảo tùy chọn lý tưởng về khả năng chịu tải.

Trong khi chi phí đầu tư pallet nhựa khá cao, Slip Sheet giúp tiết kiệm rất nhiều diện tích lẫn chi phí trong vận chuyển.

 

Sản phẩm có nhiều ưu điểm vượt trội:

·      Gọn nhẹ

·      dễ dàng di chuyển

·      Chi phí thấp, doanh nghiệp tiết kiệm khoản phí đáng kể

·      Tiết kiệm không gian lưu trữ hơn

·      Hoàn toàn có thể tái sử dụng 100%

·      Sản xuất theo tiêu chuẩn tùy ý

Tham khảo: 7 chiến thuật quản trị rủi ro chuỗi cung ứng xúc tiến xuất khẩu

Tại sao doanh nghiệp nên sử dụng Slip Sheet?

Việc thu hồi pallet khá khó khăn, chưa kể chúng còn đòi hỏi khoản phí cao. Và đó chính là lý do vì sao Slip Sheet được ứng dụng phổ biến ngày nay.

Slip Sheet đã và đang đem lại vô vàn lợi ích cho doanh nghiệp trong việc hỗ trợ hoạt động kênh phân phối và Logistics. Đặc biệt là nhóm hàng yêu cầu quy cách đóng gói chắc chắn trên pallet trong hoạt động di chuyển

·      Phương án thay thế pallet gỗ, tiết kiệm nhờ chi phí đầu tư thấp nhất

·      Do tính chất mỏng nên chúng chiếm không gian ít hơn so với tấm pallet thông thường

·      Giảm rác thác, thân thiện với môi trường

Lưu ý: Slip Sheet đa dạng thành phần, người dùng cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ để lựa chọn được sản phẩm thích hợp cho nhu cầu của mình.

Tuy chưa được ứng dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam nhưng Slip Sheet lại khá phổ biến và hứa hẹn tiềm năng phát triển cực lớn trong tương lai gần. Bởi nhu cầu tích trữ hàng hóa ngày một tăng cao, doanh nghiệp cần thiết bị hỗ trợ luân chuyển hàng thuận tiện. Đương nhiên, Slip Sheet với những lợi thế của mình sẽ là lựa chọn lý tưởng mà doanh nghiệp khó lòng bỏ qua được. Hy vọng những thông tin vừa chia sẻ sẽ là nguồn thông tin bổ ích dành cho bạn đọc!

Tovább

6 bước để sử dụng và bảo quản pallet đúng cách

Phối hợp "ăn ý" cùng xe nâng, pallet hỗ trợ quá trình di chuyển hàng hóa diễn ra trơn tru và dễ dàng hơn. Tùy vào từng mục đích sử dụng, loại pallet được ứng dụng cho từng kho hàng là khác nhau.

Thế nhưng, chọn đúng pallet thôi là chưa đủ. Doanh nghiệp cần xây dựng phương án sử dụng và bảo quản pallet một cách hợp lý nhất. Đó cũng chính là lý do vì sao bài đăng dưới đây hướng dẫn đến bạn cách sử dụng pallet hiệu quả và an toàn. Điều này đồng nghĩa, hiệu quả sử dụng sẽ được duy trì trong dài hạn, giảm thiệt thiệt hại hư hỏng, sửa chữa hoặc nâng cấp.

1.    Chọn đúng loại pallet

Mục đích sử dụng khác nhau trong những không gian làm việc khác nhau đòi hỏi tiêu chuẩn về loại pallet cũng sẽ khác nhau. Chưa kể, pallet để hàng nhà kho khá đa dạng. Đặc biệt là về chủng loại và mẫu mã.

Từng yêu cầu lưu trữ đòi hỏi tiêu chuẩn pallet riêng. Dưới đây là một số loại pallet sử dụng phổ biến nhất trong các nhà kho chứa hàng hiện nay:

·      Pallet nhựa

·      Pallet sắt

·      Pallet gỗ

·      Pallet giấy

Nếu như việc sử dụng pallet gỗ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí mua hàng. Pallet sắt đem đến phương án pallet thép để hàng nặng bền bỉ, phục vụ yêu cầu sử dụng bền lâu.

Lưu ý: Riêng dòng pallet sắt được có đến 5 danh mục sản phẩm con: Pallet sắt mạ kẽm, Pallet xếp chồng, Pallet chồng gấp, Pallet lưới, Pallet thùng sắt.

2.    Chọn đúng kích thước pallet

Sau khi xem xét lựa chọn loại pallet, giờ là lúc doanh nghiệp chọn kích thước phù hợp cả yêu cầu tải lẫn kích thước sản phẩm. Khâu này khá phức tạp bởi chúng liên quan trực tiếp đến đặc điểm kỹ thuật.

Đừng lo lắng! Nếu bạn cần tư vấn kích thước pallet phù hợp cho nhà kho của mình có thể liên hệ trực tiếp đến chúng tôi qua hotline 0938 520 379. Đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn phương án tốt nhất.

3.    Phân bổ tải trọng trên pallet

Pallet chất lượng khi và chỉ khi được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Quy định khả năng chịu tải khác nhau. Và đó chính là lý do vì sao thao tác chất hàng và lưu trữ trên pallet không được phép vượt quá khả năng cho phép.

Lưu ý: Ngoài vấn đề liên quan định mức tải trọng tổng thể, người dùng cần lưu ý thêm cách phân bổ tải trọng trên từng tầng hàng chứa trên pallet cũng như ràng buộc trên giá đỡ.

4.    Cách xếp chồng hàng trên pallet

Định mức tải trọng tác động không nhỏ đến cách hàng hóa xếp chồng trên pallet. Ngoài yếu tố liên quan đến tải trọng, phương án xếp hàng trên pallet chịu tác động từ các tiêu chuẩn an toàn.

Lưu ý: Thiết lập phương án ràng buộc hàng an toàn khi chất cao những kiện hàng quy cách nhỏ, tải nặng, có độ bám dính thấp.

5.    Điều hướng xe nâng tiếp cận an toàn

Hầu hết các loại pallet đều tham gia trực tiếp vào quá trình nâng dỡ hàng. Chúng tiếp xúc trực tiếp với xe nâng. Va chạm đương nhiên là chuyện khó tránh khỏi.

Việc điều hướng xe nâng tiếp cận đúng lối ra vào giảm thiểu va chạm sẽ ngăn chặn rủi ro pallet chịu tác động lực từ bên ngoài dễ nứt gãy.

6.    Giám sát sửa chữa, thay mới ngay khi phát hiện có dấu hiệu kém an toàn

Ghi nhận kết quả từ thực tế, bất kỳ sản phẩm nào sau thời gian sử dụng đều đối diện với nguy cơ "xuống cấp". Và pallet để hàng cũng không ngoại lệ.

Không khó để tìm ra hư hỏng hoặc rủi ro hư hỏng trên pallet. Bằng mắt thường quan sát, bạn hoàn toàn phát hiện dấu hiệu nứt gãy, móp méo hoặc gỉ sét đối với dòng pallet sắt.

Vấn đề đặt ra là hãy phát hiện chúng nhanh nhất, xử lý nhanh nhất. Bù lại, bạn sẽ khắc phục sự cố với rủi ro và hao hụt ngân sách thấp nhất.

Tovább

Bí quyết quản trị kho hàng trong Logistics hiệu quả nhất

Logistics (hay còn được gọi là hậu cần) là tên gọi của nhiều công việc như nhận hàng, lưu kho, đóng gói và vận chuyển. Hiểu rő về bản chất của một trong những hạng mục quan trọng trong Logistics - quản trị kho hàng, doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể nguồn lực lẫn chi phí vận hành chuỗi cung ứng.

Các hoạt động chính trong quản trị Logistics

Ngày nay kho hàng không đơn thuần chỉ là nơi lưu giữ hàng hóa mà còn là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng:

  • Dự báo nhu cầu thị trường
  • Tìm kiếm nguồn cung ứng đầu vào
  • Kiểm soát lưu kho
  • Quản lý quá trình đặt hàng
  • Thu gom hàng hóa
  • Đóng gói, xếp dỡ hàng
  • Vận chuyển

Logistics thường bị nhầm tưởng là hoạt động vận chuyển. Song thực tế, hạng mục tập trung vào hoạt động vận chuyển chỉ là một nhánh trong quản trị Logistics. Người ta gọi chúng là quản trị Logistics ngoài. Ở khía cạnh còn lại, quản trị Logistics trong tích hợp các hoạt động liên quan trực tiếp đến nhà kho chiếm vị trí quan trọng không kém.

Bí quyết quản trị kho hàng trong Logistics thành công

Dòng chảy Logistics được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, quản trị kho hàng là một trong những hạng mục quan trọng hàng đầu.

Hiểu rő bản chất quản trị kho hàng trong Logistics để tạo ra mối liên kết chặt chẽ với quá trình sản xuất và phân phối. Nâng cao lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy lợi nhuận tăng trưởng.

  1. Thiết kế cấu trúc không gian kho bãi

Nhà kho không đơn giản là nơi chứa hàng hóa. Đây còn là mắt xích quan trọng tạo nên chuỗi liên kết bền vững từ hoạt động sản xuất đến cung ứng.

Nhu cầu thị trường thay đổi, việc hình thành các hạng mục lưu trữ khiến chủ đầu tư đau đầu. Phương án tổ chức không gian kho chứa hàng nào là chuyên nghiệp?

Thay vì tổ chức nhà kho theo lối truyền thống như trước đây, nhà kho dễ dàng được tiếp cận với phương thức lưu trữ tận dụng triệt để không gian trống. Từ đó củng cố năng lực cung ứng.

Trong quá trình này, cần ứng dụng hệ thống lưu trữ thông minh. Chúng tạo điều kiện để tận dụng triệt để không gian để chất chồng hàng.

Tham khảo: Top 5 giá kệ để hàng thông minh hút khách nhất

  1. Quản lý hàng hóa

Khi nhà kho đã thiết lập cấu trúc không gian chuyên nghiệp, giờ là lúc hàng hóa được bố trí và phân luồng khoa học.

Căn cứ trên các yếu tố đến từ: dung lượng lưu trữ, cường độ hoạt động xây dựng phương án sắp xếp linh hoạt.

  1. Kiểm kê hàng tồn kho

Mọi hư hỏng đều có thể xảy ra trong tình trạng mất kiểm soát nếu không được kiểm kê thường xuyên. Đương nhiên thiệt hại cho rủi ro này là không hề nhỏ. Và bạn hoàn toàn không muốn chúng xảy ra.

Hãy tiến hành kiểm kê hàng tồn kho định kỳ và thường xuyên nhé!

  1. Quản lý công tác xuất nhập hàng

Dù vận hành theo phương thức Nhập trước Xuất trước hay Nhập sau Xuất trước, quản lý hạn chế va chạm là điều kiện tiên quyết khi tham gia xuất nhập hàng.

  1. Đóng gói

Kiểm tra độ chính xác đảm bảo chất lượng hàng hóa trong quá trình quá thực hiện. Tổng hợp các điều kiện cơ sở thông qua việc Chọn, đóng gói và dán nhãn là những gì bạn phải làm.

  1. Quản lý quy trình hàng hóa bị trả lại

Quy trình xử lý hàng bị trả lại tương đối phức tạp. Bởi quá trình này được ví như "hòn đá" cản trở dòng chảy lợi nhuận.

Theo đó, chúng đòi hỏi chủ đầu tư phải xác định xem hàng bị trả lại vì lý do gì. Những chứng từ liên quan đến lô hàng bị trả lại.

Bạn thấy đấy, Logistics là tích hợp của nhiều hoạt động, giao dịch phức tạp. Trong đó, quản trị kho hàng luôn là nghiệp vụ khó nhằn. Hy vọng qua thông tin bài viết chia sẻ đã giúp bạn hiểu rő hơn về hoạt động quản trị kho hàng trong Logistics.

Tovább

Vòng quay hàng tồn kho Tầm quan trọng và Cách tính

Bạn biết đấy, tồn kho "bị giam" quá lâu chính là báo động đỏ cho hoạt động cung ứng của bạn đang không hiệu quả. Làm thế nào để tồn kho không nhiều cũng không ít? Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp cho vấn đề trên, hãy để bài đăng dưới đây của chúng tôi giúp bạn.

Vòng quay hàng tồn kho là gì?

Vòng quay hàng tồn kho đo lường khả năng quản trị tồn kho trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Cách tính vòng quay hàng tồn kho không đơn thuần chỉ phản ánh thông tin liên quan đến hàng tồn kho. Mà còn phản chiếu kết quả hoạt động chuỗi cung ứng. Lưu trữ tồn kho sẽ hiệu quả khi và chỉ khi chủ đầu tư nắm vững khả năng tiếp thị và nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

Cách tính vòng quay hàng tồn kho

Căn cứ trên kết quả tính toán vòng quay hàng tồn kho, doanh nghiệp đưa ra quyết định điều hành

  • Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu trong một kỳ / Giá trị tồn kho trung bình
  • Trong đó giá trị tồn kho trung bình = (Giá trị đầu kỳ + Giá trị cuối kỳ) / 2

Thông qua vòng quay hàng tồn kho có thể xác định ngay tỷ số vòng quay hàng tồn kho theo công thức:

  • Tỷ số vòng quay hàng tồn kho = 365 / Hệ sống vòng quay hàng tồn kho

Như vậy, chúng ta hoàn toàn biết được khoảng thời gian trung bình để hàng tồn kho được bán hết.

Hầu hết các doanh nghiệp thường tính vòng quay hàng tồn kho theo năm. Tuy nhiên, ở một số ngành hàng vòng quay hàng tồn kho có thể được tính theo quý hoặc tháng.

Câu hỏi đặt ra: Vậy tỷ lệ hàng tồn kho bao nhiêu là hợp lý? Thực tế, rất khó để có câu trả lời hoàn chỉnh bởi sẽ phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, đặc tính ngành hàng.

Thực tế cho thấy: Những ngành hàng có tỷ suất lợi nhuận thấp thường có vòng quay hàng tồn kho cao hơn so với các ngành hàng có tỷ suất lợi nhuận cao.

Tip để xác định hệ số vòng quay tốt:

  • So sánh với các ngành hàng, cửa hàng có cùng lĩnh vực kinh doanh
  • Đối chiếu với cùng kỳ năm/ quý/ tháng trước đó.

Xem thêm: 7 sai lầm quản lý hàng tồn kho thường gặp ở nhiều kho xưởng

Tầm quan trọng của vòng quay hàng tồn kho

Kiểm kê hàng tồn kho thường xuyên. Qua đó xác minh số liệu thực tế khớp số liệu sổ sách cùng chất lượng hàng hóa sẽ là cơ sở đầu tiên để xác định chính xác vòng quay tồn kho.

Phản ánh tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm. Vòng quay hàng tồn kho càng cao, chứng tỏ tình hình kinh doanh càng hiệu quả.

Kết quả thu thập được là dữ liệu quan trọng để bạn lên kế hoạch nhập hàng đáp ứng tiêu chí thời gian lẫn số lượng phù hợp.

Tính toán chính xác vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả chuỗi cung ứng, phản ánh dòng tiền, doanh thu và lợi nhuận. Giúp bạn tránh được việc nhập hàng quá tay.

Nhu cầu thị trường liên tục thay đổi, những yếu kém trong việc lập kế hoạch khiến doanh nghiệp sẽ phải trả những cái giá cực đắt. Trong khi đó, hiệu quả kinh doanh sẽ được đo lường chính xác nếu xác minh chính xác giá trị hàng tồn kho trung bình. Từ đó thiết lập công thức tính như trên.

Hy vọng bài viết đã đem đến nguồn tham khảo bổ ích về cách tính vòng quay hàng tồn kho!

Tovább

Logistics và Chuỗi cung ứng có giống nhau?

Nhiều trường hợp sử dụng thuật ngữ Logistics và Chuỗi cung ứng để thay thế cho nhau. Song Logistics và Chuỗi cung ứng là hai phạm trù hoàn toàn khác. Nhưng không phải ai cũng có phân biệt được hai thuật ngữ này. Để giúp bạn hiểu hơn về quản trị Logistics và chuỗi cung ứng trong kinh doanh, bài viết dưới đây sẽ là nguồn tin tham khảo bổ ích dành cho bạn.

1. Logistics là gì?

Logistics là một phần của quy trình chuỗi cung ứng đảm nhận vai trò kiểm soát dòng chảy và lưu trữ hàng hóa. Thông qua các hoạt động đưa hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ.

Nói một cách tổng quan, Logistics chính là các hoạt động - vận chuyển, lưu kho, đóng gói hàng hóa. Mục tiêu đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm mong muốn vào đúng thời điểm đúng địa điểm với chất lượng và giá cả tốt nhất.

Quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng tổng quan gồm các hạng mục chính: Hoạt động thu mua, xử lý nguyên vật liệu, hậu cần, vận chuyển, kiểm soát hàng tồn kho và quản lý chuỗi cung ứng tiếp tục phát triển, khiến nhiều khu vực chức năng này giao nhau với nhau.

Tham khảo: Cách quản lý kho hàng Logistics hiệu quả

2. Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Quản trị chuỗi cung ứng là nỗ lực thực hiện trên nhiều chức năng để đảm bảo rằng thành phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng một cách lý tưởng.

Chuỗi cung ứng liên quan đến sự kết nối giữa doanh nghiệp với nhà cung ứng, đối tác khách hàng như một phương tiện thúc đẩy hiệu quả và sản xuất giá trị cho người tiêu dùng cuối cùng. Bắt đầu từ khâu dự đoán nhu cầu thị trường, kết thúc bằng hoạt động chăm sóc khách hàng sau khi mua.

3. Sự khác biệt chính giữa Logistics và Chuỗi cung ứng

Dưới đây là một số điểm khác biệt chính giữa hai thuật ngữ sẽ giúp bạn tránh làm mờ ranh giới giữa chúng:

Về nguyên tắc vận hành

Quản lý chuỗi cung ứng là cách để liên kết các quy trình kinh doanh chính trong và giữa công ty với đối tác thành, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường để thúc đẩy lợi thế cạnh tranh.

Logistics đề cập đến sự di chuyển, lưu trữ và dòng chảy của hàng hóa, dịch vụ và thông tin bên trong và bên ngoài tổ chức.

Các hoạt động chính

Quản lý chuỗi cung ứng là khái niệm bao quát liên kết nhiều quy trình với nhau để đạt được lợi thế cạnh tranh.

Trong khi, Logistics tập trung đến hoạt động lưu trữ và lưu chuyển hàng hóa trong chuỗi cung ứng tổng thể. Logistics chỉ là một phần nhỏ của mạng lưới chuỗi cung ứng rộng lớn hơn.

Mục đích cuối cùng

Trọng tâm chính của chuỗi cung ứng là nâng cao lợi thế cạnh tranh. Trong khi giá trị cốt lői của Logistics chính là đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Điều quan trọng cần nhớ là mặc dù Quản trị Logistics và Chuỗi cung ứng không nên được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng vẫn bổ sung cho nhau. Đương nhiên, một quá trình không thể tồn tại mà không có quá trình kia.

Tovább

kienthuckhologistics

blogavatar

Tổng hợp những kiến thưc, kinh nghiệm hay, bổ ứng trong lĩnh vực Logistics

Utolsó kommentek